Tìm hiểu về liên kết nội bộ – Internal link

[toc]

Internal Link là gì?

Internal Link hay còn gọi là liên kết nội bộ là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình tối ưu Onpage. Internal Link là những liên kết qua lại giữa các trang cùng thuộc một tên miền. Hiểu một cách đơn giản hơn nó là con đường để người dùng có thể đi từ trang này sang trang khác trên một website. Internal Link thường được sử dụng để điều hướng trang web.

HTML Code:

tim-hieu-lien-ket-noi-bo-internal-link-01

Lợi ích của Internal Link (Liên kết nội bộ)

Trong SEO Internal Link đóng vai trò và lợi ích rất lớn, nó giúp website của bạn trở nên thân thiện không chỉ với các bot của công cụ tìm kiếm mà còn cả với người dùng. Vậy cụ thể lợi ích đó là gì?

  • Chúng cho phép chúng ta có thể điều hướng người dùng từ trang web này sang trang web khác trên website, từ đó giúp tăng thời gian ở lại trên trang lâu hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc Tỷ lệ bỏ trang (Bounce rate), Tỷ lệ thoát trang (Exit Rate) sẽ được giảm xuống (google đánh giá cao điều này). Ngoài ra các Internal Link còn giúp các bot của công cụ tìm kiếm thu thập được nhiều dữ liệu nhất có thể mỗi khi nó ghé qua.
  • Internal Link giúp thiết lập cấu trúc cho website.
  • Internal Link giúp luân chuyển sức mạnh của đường link (Link Juice) trên một website, từ trang chủ xuống chuyên mục, xuống bài viết và ngược lại. Đồng thời khi website nhận được sức mạnh từ những link bên ngoài trỏ về thì các Internal Link còn giúp phân tán đều sức mạnh cho các trang khác trên site.
  • Ngoài ra Internal Link còn giúp tăng tốc độ index.

Cách sử dụng Internal Link (liên kết nội bộ) sao cho tối ưu

Bên trên chúng ta đã tìm hiểu được khái niệm cũng như lợi ích của Internal Link, vậy sử dụng chúng như nào sao cho tối ưu nhất?

Sử dụng làm Menu cho website

Như bạn đã biết hầu hết các website đều có menu chính, điều này sẽ giúp các bot của công cụ tìm kiếm dễ dàng đi sâu vào bên trong và thu thập dữ liệu, đồng thời cũng giúp điều hướng người dùng đi sâu vào website chúng ta hơn.

tim-hieu-lien-ket-noi-bo-internal-link-02

Sử dụng để cung cấp nội dung liên quan

Một chủ đề bài viết có thể có nhiều chủ đề khác liên quan mà người dùng muốn tìm hiểu thêm, vì vậy việc sử dụng Internal Link để cung cấp cho họ những bài viết liên quan là một cách rất tốt để giữ chân người dùng tương tác với website của ta lâu hơn. Ví dụ: Trang của bạn có 1 bài viết nói về chủ đề “Hướng dẫn cài đặt win 10“, lúc này bạn có thể tạo thêm các bài viết có chủ đề liên quan như: “Link tải windows 10” hay “Cách chọn phiên bản windows 10 phù hợp” vv… Sau đó liên kết các bài viết này lại với nhau.

Sử dụng Internal Link trong bài viết

Bạn hoàn toàn có thể tạo từ 1 – 2 Internal link trong một bài viết tới những bài viết có liên quan bằng từ khóa, anchor text có liên quan tới bài viết. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng các từ như Xem thêm, Tại đây,… để tạo internal link trong bài viết.

tim-hieu-lien-ket-noi-bo-internal-link-03

Tạo Internal Link tại trang chủ và Footer

Chèn liên kết nội bộ ở trang chủ hay Footer là một cách được khá nhiều người sử dụng. Cũng có chức năng giống như Menu đã kể ở trên nên đây là một cách mà bạn nên tham khảo.

>>> Bài viết liên quan: SEO là gì?

Một số lưu ý khi xây dựng Internal Link (Liên kết nội bộ)

  • Dồn các liên kết nội bộ từ các trang trong website đến trang đích quan trọng.
  • Chủ động đặt internal links tại các trang, bài viết có nhiều liên kết trỏ về
  • Tùy thuộc vào sản phẩm cũng như yêu cầu của bạn mà trang cần tăng thứ hạng là trang sản phẩm, tin tức hay giới thiệu dịch vụ,…Và việc cần làm là dồn toàn bộ sức mạnh từ các trang khác vào trang này. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, các trang hay bài viết có nhiều liên kết trỏ về đồng nghĩa trang đó có sức mạnh rất tốt hơn các trang khác. Và khi đó các trang này sẽ có giá trị hơn đối với trang đích của chúng ta.
  • Nên sử dụng breadcrumb: Breadcrumb còn được gọi là thanh điều hướng thường được đặt ở đầu hay cuối bài viết nhẳm cho người dùng biết vị trị của mình đang đứng ở đâu trong website và giúp cho nó dễ dàng chuyển sang vị trí khác.
  • Ngoài ra bạn cũng cần quan tâm đến anchor text khi đặt internal links, không nên đặt những anchor text một cách bừa bãi và miễn cưỡng, làm cho nội dung trang website bị loãng hay gây cảm giác phản cảm, dẫn tới người dùng không tin tưởng nội dung đó

Như vậy bài viết này mình cùng các bạn vừa tìm hiểu được khái niệm Internal Link là gì? và những vấn đề xoay quanh nó. Đối với công việc tối ưu Onpage nói riêng và làm SEO nói chung việc xây dựng các Internal Link (liên kết nội bộ) là rất quan trọng và góp phần không nhỏ trong quá trình đẩy top website của bạn nên thứ hạng cao.

Tác giả: Khánh Khiêm

Khánh Khiêm

Bạn có thể có tất cả mọi thứ trong cuộc sống mà bạn muốn, nếu bạn biết giúp người khác đạt được điều họ muốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *