Marketing 4.0 là gì? Xu hướng marketing 4.0 trong thời đại hiện nay

Cuộc cách  mạng công nghiệp 4.0 ra đời tạo nên nhiều sự thay đổi lớn đối với nhiều ngành trong đó nổi bật đó là ngành marketing. Sự dịch chuyển từ truyền thống sang công nghệ số. Thuật ngữ digital marketing cũng từ đó mà được ra đời.

Marketing 4.0 là gì?

Marketing 4.0 được hiểu là hình thức tiếp thị có sự tương tác giữa online và offline, giữa khách hàng và doanh nghiệp. Khi mà thời đại kỹ thuật số phát triển bùng nổ như hiện nay điều này đòi hỏi doanh nghiệp cũng cần có những sự thay đổi về về cách thức tiếp cận khách hàng, phân tích nhu cầu sử dụng, tiếp thị, bán hàng, cũng như chăm sóc khách hàng…

marketing 4.0 là gì

Khái niệm marketing 4.0 là gì?

Marketing 4.0 sẽ gắn liền với internet trong mọi mặt từ việc lựa chọn kênh quảng cáo, thúc đẩy hành động mua hàng…

>>> Tham khảo thêm về Marketing là gì: https://marketingai.vn/marketing-la-gi/

Xu hướng marketing 4.0 trong thời đại kỹ thuật số

Như đã chia sẻ ở trên internet, các thiết bị kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ là tiền đề iusp con người kết nối với nhau rộng hơn, cũng như khái niệm “Thế giới phẳng” trở nên rõ dàng hơn bao giờ hết.

Trong kinh doanh sự phát triển của internet và các thiết bị công nghệ số giúp người tiêu dùng trở  nên là người có quyền lực hơn cũng như có nhiều sự lựa chọn hơn. Chính vì vậy doanh nghiệp cần có sự thay đổi cả về tư duy lẫn chiến lược trong bán hàng và tiếp thị để một cách hợp lý nhất.

Chuyển dịch từ marketing truyền thống 4P sang 4C

Philip Kotler ông tổ của ngành marketing đã có đề cập đến vấn đề chuyển dịch từ marketing 4P sang 4C. Đối với marketing 4P truyền thống với các yếu tố như: Product, Price, Promotion, Place thì tương tự marketing 4C cũng được bao gồm 4 yếu tố như:

Co-creation: Là việc dựa vào những kiến thức, trải nghiệm, cũng như nhu cầu của cộng đồng nhằm tạo ra những thông tin cho doanh nghiệp. Yếu tố này bạn có thể dễ thấy nhất ở những doanh nghiệp, công ty công nghệ. Thường những công ty công nghệ luôn có 1 cộng đồng người dùng sử dụng hàng ngày. Họ có kiến thức, có trải nghiệm với sản phẩm nên họ sẽ biết nên cải tiến ở những điểm nào. Từ đó, bộ phận R&D của các doanh nghiệp sẽ dựa vào ý kiến của các cộng đồng đó để cải tiến sản phẩm của mình.

Currency: Được hiểu là yếu tố định giá, với cũng một loại sản phẩm dịch vụ nhưng chúng lại được định giá một cách rất linh hoạt, tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng của mình là ai. Việc điều chỉnh giá sao cho phù hợp với đối tượng khách hàng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bởi như bạn cũng biết chi phí để tìm kiếm một khách hàng mới bao giờ cũng lớn hơn chi phí giữ chân khách hàng cũ

Community (Kích hoạt cộng đồng) Khi mà chữ C đầu tiên (Co-creation) có thể dựa vào những thông tin từ cộng đồng để có thể đưa ra những cải tiến, những sản phẩm, dịch vụ mới, thì tiếp theo chúng ta phải đi tiếp cận lại chính những cộng đồng đó. Bởi vì thông tin sản phẩm được tạo ra dựa trên nhu cầu của cộng đồng này, chính vì vậy họ cũng sẽ là những người dễ dàng đón nhận những sản phẩm mới, đồng thời họ cũng sẽ là những người đi lan truyền sang những cộng đồng khác.

Conversation (thảo luận): Những cuộc thảo luận sẽ vô tình trở thành 1 kênh quảng cáo, truyền thông hoàn toàn miễn phí. Khi khách hàng thảo luận với nhau họ sẽ chia sẻ những trải nghiệm sử dụng sản phẩm, khi đó những người xung quanh sẽ nắm bắt được câu chuyện, cứ như vậy tiếp nối nhau tạo thành 1 kênh truyền thông, quảng cáo hiệu quả cho doanh nghiệp.

Như vậy trên đây là toàn bộ những chia sẻ tổng quan về khái niệm marketing 4.0 là gì? Cũng như những xu hướng marketing 4.0 trong thời đại kỹ thuật số như hiện nay. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích đối với bạn đọc.

 

Khánh Khiêm

Bạn có thể có tất cả mọi thứ trong cuộc sống mà bạn muốn, nếu bạn biết giúp người khác đạt được điều họ muốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *